Nghiên cứu kinh tế - sự hấp dẫn của khoa học

 


Kinh tế là một môn khoa học xã hội, thể hiện ở 2 khía cạnh: khoa học (sự chắc chắn) và khía cạnh xã hội (sự không chắc chắn). Đối với tôi, nghiên cứu kinh tế là một kiểu làm nghệ thuật, nhưng ở một khía cạnh khoa học, đúng đắn. Ngay cả việc tạo ra cái mới trong nghiên cứu kinh tế cũng chỉ là phát hiện ra một quy luật kinh tế mới, chứ không phải tạo ra một cái gì đó vô thực. Đối với tôi, nghiên cứu khoa học có một sức hấp dẫn riêng và cũng có những yêu cầu khắc khe mà tôi sẽ trình bày sau đây.

Nghiên cứu khoa học là tạo ra cái mới, hầu hết đều không phải là mới hoàn toàn, nó bắt đầu từ sự kế thừa của những nghiên cứu trước đó. Giống như một nguyên liệu trong trong nấu ăn, nhà nghiên cứu kinh tế kế thừa những thông tin nghiên cứu trước đó, cùng với một bộ dữ liệu mới để biến tấu tạo những tác phẩm của riêng mình. Với những ý tưởng về món ăn ban đầu, các đầu bếp sẽ lựa chọn những nguyên liệu tốt nhất và phù hợp nhất. Những đầu bếp thì xem xét nguyên liệu tốt nằm ở màu sắc, cấu trúc, độ tươi mới…, còn với những nhà nghiên cứu khoa học, những tài liệu tham khảo phải có xếp hạng học thuật cao, tiêu biểu như journal ranking; các dữ liệu phải được lấy từ nguồn tin cậy hoặc qua quá trình điều tra khảo sát có tính chuyên môn cao. Những nguyên liệu này (các tài liệu và dữ liệu nghiên cứu) sẽ đóng góp tỷ lệ quan trọng vào chất lượng thành phẩm cuối cùng (the findings). Phần quan trọng nhất, cũng là phần nổi bật nhất ở một bài nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu. Nó thể hiện giá trị khoa học của bài nghiên cứu và đó cũng chính là phần mà tác giả tạo ra giá trị cốt lõi của kết quả nghiên cứu. Phương pháp khoa học tương tự những kỹ thật nấu ướng thể hiện sự kỳ công của tác giả vào tác phẩm của mình. Và sau cùng trước khi ra mắt công chúng (make public), tác giả sẽ kiểm định lại kết quả nghiên cứu của mình, một công đoạn mà tôi gọi nó giống như là quality control của các nhà máy.

Tôi so sánh quá trình NCKH như việc nấu ăn, hay tạo ra một sản phẩm thương mại nào đó, có thể là một điều khá khập kiểng, bởi vì NCKH là một quá trình kỳ công và tốn nhiều thời gian và công sức hơn là những gì tôi đã so sánh ở trên. Hơn nữa, đối với tôi, nghiên cứu định lượng là loại “ma thuật đen” mà người ta hay nhắc đến trong thuật giả kim. Đó là kỹ thuật nghiên cứu kinh tế dự trên phương pháp toán học thống kê, gọi tắt là kinh tế lượng – lượng hóa tất cả các yếu tố trong kinh tế học, đặc biệt là đo lường tác động giữa các yếu tố kinh tế. Để đo lường tác động thật sự trong kinh tế học không phải điều dễ dàng. Việc phân tích mẫu dữ liệu để phán đoán ra quy luật kinh tế thật sự ở tổng thể là một thách thức cho nhà nghiên cứu. Một mẫu nghiên cứu luôn có 2 mặt: tính đại diện cho tổng thể và tính riêng biệt của nó, bởi vậy nghiên cứu kinh tế luôn đi kèm với rủi ro sai lệch, nhưng ở một mức độ cho phép. Theo thuyết liên hệ trong triết học, mọi sự vật điều có mối quan hệ tác động lẫn nhau ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh; điều này được thể cụ thể trong việc kiểm soát sai số, các yếu tố nhiễu (bao gồm tác động của chính nó trong quá khứ) trong mô hình nghiên cứu. Bởi vậy, việc sử dụng kỹ thuật thể tìm ra quy luật thật sự là cả một nghệ thuật trong xây dựng mô hình, chọn biến, xử lý dữ liệu của nhà nghiên cứu.

Nếu như người ta cho rằng điện ảnh hay văn học là môn nghệ thuật của sự lừa dối thì tôi gọi NCKH là môn nghệ thuật của sự thật. Nghiên cứu khoa học nói chung hay nghiên cứu kinh tế nói riêng là một phương pháp bóc trần sự thật, những sự thật nằm ẩn trong các quy luật kinh tế mà được bao bọc bằng những con số và sự kiện. Hơn nữa các nhà nghiên cứu phải nhìn nhận một các xác đáng về những điểm mạnh, điểm yếu trong công trình của mình, cũng như giới hạn và phạm vi nghiên cứu, và cả những giả định ngầm cho trước. Tất cả đều phải minh bạch, rõ ràng và kết quả nghiên cứu chỉ có một – là sự thật, không phải như những cái kết mở trong các tác phẩm văn học hay điện ảnh.

Post a Comment

0 Comments